xxx.xxx.xxx

Tranh chữ Đức

5,000,000

Chữ Đức theo quan điểm của Khổng Tử là: trong chữ Đức có chữ Tâm. Tức là đức hạnh phải đi kèm với sự yêu thương không vụ lợi. Tình yêu không không xuất phát vì mục đích, lợi ích riêng.

Chữ Đức và những ý nghĩa trong từng nét bút
Chữ Đức thư pháp ngày nay có rất nhiều phiên bản. Nhưng xuất phát đầu tiên vẫn là bằng âm chữ Hán.
Trong Hán tự, chữ Đức chỉ là một từ đơn. Xét về cấu tạo, chữ được hình thành từ 05 bộ khác nhau. Bao gồm: bộ chim chích với ý nghĩa là bước chân trái. Bộ thập, nghĩa là số 10. Bộ mục nghĩa là mắt. Bộ nhất tức là số. Bộ tâm nghĩa là tim, là tâm trí, tấm lòng.
Chữ Đức trong Hán tự chứa đựng ý nghĩa sâu sắc
Theo một lý giải khác, chữ Đức thư pháp được kết hợp từ ba bộ chữ: Sách, Trực và Tâm. Sách có nghĩa là hành động, là bước đi. Chữ Trực nghĩa là chính trực, ngay thẳng. Chữ Tâm mang hàm ý về tư duy, suy nghĩ của con người. Với các giải mã này, chữ Đức sẽ có nghĩa là sống thực với chính mình, làm đúng với lương tâm mình.
– Hình tượng chữ Đức
Chữ Đức thư pháp luôn luôn có những ý nghĩa tốt đẹp, sâu xa. Nhưng ở mỗi trường phái triết học,  mỗi quan điểm, lại được hiểu theo những khía cạnh khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Chữ Đức theo quan điểm của Khổng Tử là: trong chữ Đức có chữ Tâm. Tức là đức hạnh phải đi kèm với sự yêu thương không vụ lợi. Tình yêu không không xuất phát vì mục đích, lợi ích riêng. Chữ Đức trong đạo Khổng bao gồm 03 yếu tố: Tri đức  nghĩa là biết về đức. Hiếu đức tức là yêu thích đức. Hành đức tức là thực hiện, làm việc có đức. Đối với Khổng Tử, người có đức phải hội tụ tất cả nhân phẩm như: trung, hiếu, đễ, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Và mỗi con người nên đặt chữ Đức lên hàng đầu. Đức chính là thước đo chính xác nhất về nhân cách, nhân phẩm của một con người.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tranh chữ Đức”